Template Information

Home » » Rất lẩm cẩm khi đặt câu hỏi về triết lý giáo dục hiện nay

Rất lẩm cẩm khi đặt câu hỏi về triết lý giáo dục hiện nay

Written By Unknown on Friday, May 2, 2014 | 8:22 PM

Huỳnh Ngọc Chênh - Nhân chuyện đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa 34 nghìn tỉ đồng được trình lên UBTV Quốc Hội, nhiều người đặt ra câu hỏi triết lý giáo dục của chế độ hiện nay là gì? Nhiều người tỏ ra lúng túng. Tôi cũng đã từng 17 năm trong ngành giáo dục nhưng cũng lúng túng, ngồi cố nhớ lại triết lý giáo dục là gì mà không nhớ ra nỗi, bởi lẽ chưa hề nghe quan chức giáo dục nào nói về nó dưới mái trường xã hội chủ nghĩa dù giáo viên phải tập trung học tập chính trị và bồi dưỡng chuyên môn một vài lần trong mỗi năm.

Tuy vậy, khi bình tỉnh suy luận đôi chút thì hiểu ngay ra triết lý gáo dục là gì. Nó sờ sờ ngay trước mắt mà nhiều người quên đi hoặc giả vờ quên đi. Cho nên mới đây khi bị hỏi dồn vào chân tường, triết lý giáo dục là gì, đương kim bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo Phạm Vũ Luận trả lời ngay: Là nghị nguyết 29 của trung ương Đảng. Không sai chút nào.

"Triết lý giáo dục Việt Nam chính là Nghị quyết 29" 

Tôi không cần đọc qua nội dung dài dòng của cái nghị quyết đó cũng biết ngay nó nói gì về giáo dục bởi lẽ có công thức sẵn rồi. Mục tiêu là phải đào tạo ra con người mới XHCN mà để làm được điều đó thì giáo dục phải bám các nguyên tắc học đi đôi với hành, phát huy truyền thống văn hòa dân tộc kết hợp tiếp thu tinh hoa thế giới trên nền tảng lý luận vững chắc của chủ nghĩa Mác Lê vô địch bách chiến bách thắng.

Triết lý giáo dục là nghị quyết đảng, mà nghị quyết đảng thì phải bám chắc và dựa vững vàng trên chủ nghĩa Mác Lenin. Tóm lại triết lý giáo dục là triết lý Mac Lenin.

Mà cốt lõi của triết lý Mác Lê nin là bạo lực cách mạng, là hận thù giai cấp, là đứng về phía giai cấp bị bóc lột vùng lên dùng bạo lực tiêu diệt các giai cấp bóc lột, đó là bọn chủ doanh nghiệp, chủ trang trại, là những kẻ chỉ đứng ra tổ chức cho người khác lao động rồi bóc lột giá trị thặng dư. Triết lý giáo dục và mục tiêu giáo dục là phải làm sao cho học sinh quán triệt xuyên suốt chân lý đó, làm sao cho học sinh biết đứng về phía giai cấp nào, phục vụ cho giai cấp nào và xác định rõ giai cấp nào trong xã hội là kẻ thù, là thế lực thù địch phải kiên quyết tiêu diệt bằng bạo lực cách mạng.

Vì lý do đó mà chủ nghĩa Mác Lê là sợi chỉ đỏ xuyên suốt qua tất cả các môn học từ văn chương, lịch sử, địa lý đến cả các môn khoa học ở các cấp phổ thông. Rồi lên đại học thì các môn triết học Mác Lê, Lịch sử Đảng, Đạo đức HCM được xây dựng thành các môn học riêng và là các môn học bắt buộc trong toàn thể các ngành học. Một bác sĩ được đào tạo ra trường mà chưa qua được môn triết học Mác Lê nin là một bác sĩ vất đi. Kỹ sư, Kiến trúc sư, Họa sĩ, Nhạc sĩ, Đạo diễn,Tiến sĩ...cũng chỉ là thứ vất đi như vậy nếu như chưa qua được một trong ba môn học bắt buộc kể trên. Triết lý giáo dục của Việt Nam là ở chỗ đó.

Cho nên những ai, đến bây giờ còn đặt ra câu hỏi triết lý giáo dục là gì thì đúng là người lẩm cẩm hoặc rất mơ hồ về quan điểm lập trường giai cấp.

Nguồn: Blog Huỳnh Ngọc Chênh
Share this article :

0 comments:

Post a Comment

Subscribe me



 
Support : Your Link | Your Link | Your Link
Copyright © 2013. Chính Luận - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Modified by CaraGampang.Com
Proudly powered by Blogger