Nguyễn Thùy Linh - Để thực hiện mục tiêu "tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc" lên CNXH, thiết nghĩ ngoài những biện pháp đang thực hiện khá hiệu quả hiện nay, Đảng và Nhà nước ta nên thực hiện thêm chính sách ngăn cấm triệt để sinh viên Việt Nam qua các nước Tư bản phát triển du học. Sở dĩ Thùy Linh đưa ra ý kiến này vì sau một khoảng thời gian dài theo dõi, Thùy Linh nhận thấy nhiều sinh viên Việt Nam đang du học ở nước ngoài đã có những cái nhìn không mấy thiện cảm về chế độ hiện tại của đất nước, trong đó có cả những bạn bè học chung với Thùy Linh thời phổ thông. Chẳng hạn như những suy nghĩ tiêu cực và lệch lạc dưới đây sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu tiến lên CNXH mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn
Sau hiệp định Geneva, khoảng 1 triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam để tránh họa Cộng sản. Đây là một khó khăn lớn đối với chính phủ Quốc Gia Việt Nam trong việc ổn định an sinh xã hội cho một số lượng lớn đồng bào vừa đến nơi ở mới. Nhưng lại là một thuận lợi cho Chính phủ của Hồ Chí Minh ở miền Bắc, bởi sau khi 1 triệu người bỏ lại nhà cửa ruộng vườn để đi tìm tự do ở miền Nam, thì số ruộng đất dôi dư ra rất nhiều. Đối với miền Bắc lúc bấy giờ, kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc “Cải cách ruộng đất” từ năm 1949 đến năm 1956, với hàng chục ngàn nông dân bị quy là địa chủ và bị hành quyết, với 810.000 héc ta ruộng đất, hơn 106.448 trâu bò, 148.565 căn nhà bị tịch thu và quốc hữu hóa. Tiếp nối với giai đoạn thứ hai “tiến lên CNXH” của nông nghiệp, bắt đầu từ năm 1958, mà theo đó, các tư liệu sản xuất như ruộng đất, trâu bò, cày bừa đều là của chung. Đây là sai lầm lớn nhất của chế độ Cộng sản khi vận dụng học thuyết kinh tế chính trị của Karl Marx để xây dựng CNXH, bởi học thuyết đó trong thực tế đã đi ngược lại với quy luật phát triển chung của xã hội loài người, và mâu thuẫn với bản năng gốc của con người là bản năng sở hữu.
Hệ lụy của sai lầm này đã khiến cho cả miền Bắc Việt Nam trở nên điêu tàn, đói rách trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Một bức tranh toàn cảnh của miền Bắc XHCN lúc bấy giờ cũng không khác mấy so với Bắc Triều Tiên hiện nay, chỉ có giới quan chức thì luôn được no đủ, còn lại thì toàn dân miền Bắc phải sống trong đói rách triền miên. Cả miền Bắc XHCN lúc bấy giờ tồn tại được là nhờ vào nguồn viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc, từ bom đạn, khí tài cho đến lương thực thực phẩm, thuốc men... Chính vì điều này mà sau khi cưỡng chiếm thành công miền Nam vào tháng 4 năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rằng, để Hà Nội tiến kịp Sài Gòn thì phải mất đến 30 năm, nhưng để Sài Gòn lùi kịp Hà Nội thì chỉ cần 3 năm thôi. Và Bộ Chính trị đã chọn giải pháp 3 năm, làm cho Sài gòn lùi kịp Hà Nội, bằng các chính sách ngăn sông cấm chợ, khiến cho nhân dân cả nước đều trở nên đói rách lầm than hơn cả thời nô lệ thực dân Pháp...
Có một thực tế rất nhạy cảm nên ít ai dám đề cập một cách công khai ở Việt Nam đó là từ sau khi quân xâm lược Pháp rút đi, thì các quyền tự do căn bản của toàn dân miền bắc XHCN cũng theo đó mà biến mất. Và rồi sau sự sụp đổ toàn diện của nền Đệ nhị Cộng hòa ở miền Nam vào năm 1975 thì các quyền tự do, dân chủ căn bản của nhân dân Miền Nam cũng bị bức tử, để hòa cùng với cả nước, người dân Việt Nam hoàn toàn không còn bất cứ một quyền tự do nào trong tư tưởng, trong ngôn luận, trong tín ngưỡng hay trong lập hội nữa. Tất cả mọi tư tưởng của nhân dân đều được định hướng bởi Đảng và Nhà nước thông qua Ban Tuyên giáo Trung ương, tất cả các hội đoàn đều thuộc về Nhà nước, và người dân phải có bổn phận tham gia để được củng cố quan điểm lập trường chính trị. Để thấm nhuần tư tưởng xuyên suốt rằng, “yêu nước là phải yêu CNXH, phải luôn ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ cùng các lãnh tụ khác của Cộng sản“, hoàn toàn cấm mọi phát ngôn theo nhận thức riêng của cá nhân. Cũng trên tinh thần đó, tín ngưỡng, tôn giáo được đánh giá lại theo quan điểm của Karl Marx, nên nhiều lãnh đạo tinh thần, tôn giáo đã bị tù đày lao lý với những bản án hết sức nặng nề, những cơ sở tôn giáo bị trưng thu và mọi hoạt động tôn giáo thuần túy đều bị ngăn cản, nghiêm cấm bằng pháp lệnh, nghị định của Chính phủ...
Nguồn: FB Nguyễn Thùy Linh
Sau hiệp định Geneva, khoảng 1 triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam để tránh họa Cộng sản. Đây là một khó khăn lớn đối với chính phủ Quốc Gia Việt Nam trong việc ổn định an sinh xã hội cho một số lượng lớn đồng bào vừa đến nơi ở mới. Nhưng lại là một thuận lợi cho Chính phủ của Hồ Chí Minh ở miền Bắc, bởi sau khi 1 triệu người bỏ lại nhà cửa ruộng vườn để đi tìm tự do ở miền Nam, thì số ruộng đất dôi dư ra rất nhiều. Đối với miền Bắc lúc bấy giờ, kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc “Cải cách ruộng đất” từ năm 1949 đến năm 1956, với hàng chục ngàn nông dân bị quy là địa chủ và bị hành quyết, với 810.000 héc ta ruộng đất, hơn 106.448 trâu bò, 148.565 căn nhà bị tịch thu và quốc hữu hóa. Tiếp nối với giai đoạn thứ hai “tiến lên CNXH” của nông nghiệp, bắt đầu từ năm 1958, mà theo đó, các tư liệu sản xuất như ruộng đất, trâu bò, cày bừa đều là của chung. Đây là sai lầm lớn nhất của chế độ Cộng sản khi vận dụng học thuyết kinh tế chính trị của Karl Marx để xây dựng CNXH, bởi học thuyết đó trong thực tế đã đi ngược lại với quy luật phát triển chung của xã hội loài người, và mâu thuẫn với bản năng gốc của con người là bản năng sở hữu.
Hệ lụy của sai lầm này đã khiến cho cả miền Bắc Việt Nam trở nên điêu tàn, đói rách trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Một bức tranh toàn cảnh của miền Bắc XHCN lúc bấy giờ cũng không khác mấy so với Bắc Triều Tiên hiện nay, chỉ có giới quan chức thì luôn được no đủ, còn lại thì toàn dân miền Bắc phải sống trong đói rách triền miên. Cả miền Bắc XHCN lúc bấy giờ tồn tại được là nhờ vào nguồn viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc, từ bom đạn, khí tài cho đến lương thực thực phẩm, thuốc men... Chính vì điều này mà sau khi cưỡng chiếm thành công miền Nam vào tháng 4 năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rằng, để Hà Nội tiến kịp Sài Gòn thì phải mất đến 30 năm, nhưng để Sài Gòn lùi kịp Hà Nội thì chỉ cần 3 năm thôi. Và Bộ Chính trị đã chọn giải pháp 3 năm, làm cho Sài gòn lùi kịp Hà Nội, bằng các chính sách ngăn sông cấm chợ, khiến cho nhân dân cả nước đều trở nên đói rách lầm than hơn cả thời nô lệ thực dân Pháp...
Có một thực tế rất nhạy cảm nên ít ai dám đề cập một cách công khai ở Việt Nam đó là từ sau khi quân xâm lược Pháp rút đi, thì các quyền tự do căn bản của toàn dân miền bắc XHCN cũng theo đó mà biến mất. Và rồi sau sự sụp đổ toàn diện của nền Đệ nhị Cộng hòa ở miền Nam vào năm 1975 thì các quyền tự do, dân chủ căn bản của nhân dân Miền Nam cũng bị bức tử, để hòa cùng với cả nước, người dân Việt Nam hoàn toàn không còn bất cứ một quyền tự do nào trong tư tưởng, trong ngôn luận, trong tín ngưỡng hay trong lập hội nữa. Tất cả mọi tư tưởng của nhân dân đều được định hướng bởi Đảng và Nhà nước thông qua Ban Tuyên giáo Trung ương, tất cả các hội đoàn đều thuộc về Nhà nước, và người dân phải có bổn phận tham gia để được củng cố quan điểm lập trường chính trị. Để thấm nhuần tư tưởng xuyên suốt rằng, “yêu nước là phải yêu CNXH, phải luôn ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ cùng các lãnh tụ khác của Cộng sản“, hoàn toàn cấm mọi phát ngôn theo nhận thức riêng của cá nhân. Cũng trên tinh thần đó, tín ngưỡng, tôn giáo được đánh giá lại theo quan điểm của Karl Marx, nên nhiều lãnh đạo tinh thần, tôn giáo đã bị tù đày lao lý với những bản án hết sức nặng nề, những cơ sở tôn giáo bị trưng thu và mọi hoạt động tôn giáo thuần túy đều bị ngăn cản, nghiêm cấm bằng pháp lệnh, nghị định của Chính phủ...
Nguồn: FB Nguyễn Thùy Linh
0 comments:
Post a Comment