Pho Ama (Chinhluan) - Truyền hình Việt Nam đưa tin, mới đây Chánh văn phòng UBND thành phố Hà Nội, Nguyễn Thịnh Thành, đã ký Quy chế thực hiện kỷ cương hành chính và văn hóa công sở. Theo đó, công chức văn phòng phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc. Khi giao tiếp qua điện thoại, cần trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột; cấm hút thuốc lá trong phòng họp và nơi công cộng; sử dụng đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc tại công sở; không được đánh bạc, đánh cờ, chơi game hoặc chơi thể thao trong giờ làm việc…
Người xem bình luận rằng, giá như cái ‘’Quy chế’’ này được ban hành cách đây 20 năm thì sẽ không xảy ra tình trạng ‘’quan, quân’’ trong các công sở, cán bộ lãnh đạo chính quyền phải mắc các ‘’bệnh thành tích’’, ‘’ bệnh tham nhũng’’, ‘’ bệnh thiên vị’’ như mới đây Khoa Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Sở Văn hóa Hà Nội thực hiện cuộc điều tra thực trạng văn hóa ứng xử tại các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, nơi công cộng và khu dân cư ở Thủ đô cho thấy: 88% người được hỏi trả lời thẳng rằng cán bộ lãnh đạo các cấp chính quyền, tất cả các ban ngành từ trên xuống dưới có hành vi ứng xử không phù hợp; và 95% cho rằng đại đa số công chức, viên chức thường tìm cách bớt xén thời gian làm việc (đi muộn về sớm); có tâm lý sợ đấu tranh; ghen ghét, đố kỵ với người hơn mình; nịnh trên, nạt dưới; bè phái cục bộ; dối trá; nói không đi đôi với làm; đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; ích kỷ, vụ lợi cá nhân… và đặc biệt là hách dịch với dân.
Những người được lấy ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính gây nên những hành vi ứng xử không phù hợp trong các cơ quan hành chính Hà Nội là do việc đánh giá chất lượng cán bộ còn thiên vị, cào bằng; cơ chế tuyển dụng, bố trí không đúng người, đúng việc… Nhưng nhiều người cho rằng cái mấu chốt để làm hư hỏng công chức phải nói là lãnh đạo đã hư từ lâu rồi nên cấp dưới nó làm theo. Dân bây giờ có kẹt lắm mới đến gặp cán bộ bởi họ ghét cái thái độ ứng xử của cán bộ công chức khi tiếp dân tại cơ quan công sở. Hiến pháp thì quy định ‘’lấy dân làm chủ thể, dân phải được tôn trọng’’. Điều này cũng có nghĩa mọi vấn đề phải được nhìn từ góc độ người dân để xét đoán, làm thước đo; tuy nhiên đại bộ phận cán bộ tha hóa, biến chất khiến người dân ‘’ghét’’ không muốn tiếp xúc, chỉ trừ việc thông thể ‘’đặng, đừng’’.
Sự tha hóa, xuống cấp trong đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ đội ngũ công chức đang công tác đã làm người dân vô cùng bức xúc, nhưng muốn nói thì phải có bằng chứng, có bằng chứng rõ ràng ràng rồi nhưng lãnh đạo cũng bao che bằng mọi cách. Cũng vì lẽ đó mà không ít cán bộ, công chức có năng lực nhận thức được vấn đề này đã rời bỏ cơ quan Nhà nước, chuyển sang làm việc ở khu vực tư nhân cho thoải mái lương tâm nên thời gian qua, tình trạng “chảy máu chất xám” đã diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước, nhất là ở những thành phố lớn. Những người kiên quyết từ bỏ ‘’nồi cơm’’ Nhà nước để chuyển sang làm việc cho các công ty, doanh nghiệp tư nhân không chỉ là những nhân viên hành chính thông thường mà còn có cả những cán bộ có thực tài, đang đảm nhiệm những cương vị chủ chốt ở các sở, phòng, ban. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bất thường này, trong đó có những nguyên nhân cố hữu như: Môi trường làm việc trì trệ, quan liêu, không có nhiều điều kiện, cơ hội để phát huy hết sở trường, năng lực; công tác tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng con người thiếu công khai, minh bạch, không dựa trên tiêu chí năng lực, còn nhiều uẩn khúc, tiêu cực…
Người ta kháo nhau ‘’Quy chế thực hiện kỷ cương hành chính và văn hóa công sở’’ liệu đạo đức, lối sống của công chức giảm được mấy phần trăm?
Pho Ama
Người xem bình luận rằng, giá như cái ‘’Quy chế’’ này được ban hành cách đây 20 năm thì sẽ không xảy ra tình trạng ‘’quan, quân’’ trong các công sở, cán bộ lãnh đạo chính quyền phải mắc các ‘’bệnh thành tích’’, ‘’ bệnh tham nhũng’’, ‘’ bệnh thiên vị’’ như mới đây Khoa Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Sở Văn hóa Hà Nội thực hiện cuộc điều tra thực trạng văn hóa ứng xử tại các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, nơi công cộng và khu dân cư ở Thủ đô cho thấy: 88% người được hỏi trả lời thẳng rằng cán bộ lãnh đạo các cấp chính quyền, tất cả các ban ngành từ trên xuống dưới có hành vi ứng xử không phù hợp; và 95% cho rằng đại đa số công chức, viên chức thường tìm cách bớt xén thời gian làm việc (đi muộn về sớm); có tâm lý sợ đấu tranh; ghen ghét, đố kỵ với người hơn mình; nịnh trên, nạt dưới; bè phái cục bộ; dối trá; nói không đi đôi với làm; đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; ích kỷ, vụ lợi cá nhân… và đặc biệt là hách dịch với dân.
Những người được lấy ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính gây nên những hành vi ứng xử không phù hợp trong các cơ quan hành chính Hà Nội là do việc đánh giá chất lượng cán bộ còn thiên vị, cào bằng; cơ chế tuyển dụng, bố trí không đúng người, đúng việc… Nhưng nhiều người cho rằng cái mấu chốt để làm hư hỏng công chức phải nói là lãnh đạo đã hư từ lâu rồi nên cấp dưới nó làm theo. Dân bây giờ có kẹt lắm mới đến gặp cán bộ bởi họ ghét cái thái độ ứng xử của cán bộ công chức khi tiếp dân tại cơ quan công sở. Hiến pháp thì quy định ‘’lấy dân làm chủ thể, dân phải được tôn trọng’’. Điều này cũng có nghĩa mọi vấn đề phải được nhìn từ góc độ người dân để xét đoán, làm thước đo; tuy nhiên đại bộ phận cán bộ tha hóa, biến chất khiến người dân ‘’ghét’’ không muốn tiếp xúc, chỉ trừ việc thông thể ‘’đặng, đừng’’.
Sự tha hóa, xuống cấp trong đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ đội ngũ công chức đang công tác đã làm người dân vô cùng bức xúc, nhưng muốn nói thì phải có bằng chứng, có bằng chứng rõ ràng ràng rồi nhưng lãnh đạo cũng bao che bằng mọi cách. Cũng vì lẽ đó mà không ít cán bộ, công chức có năng lực nhận thức được vấn đề này đã rời bỏ cơ quan Nhà nước, chuyển sang làm việc ở khu vực tư nhân cho thoải mái lương tâm nên thời gian qua, tình trạng “chảy máu chất xám” đã diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước, nhất là ở những thành phố lớn. Những người kiên quyết từ bỏ ‘’nồi cơm’’ Nhà nước để chuyển sang làm việc cho các công ty, doanh nghiệp tư nhân không chỉ là những nhân viên hành chính thông thường mà còn có cả những cán bộ có thực tài, đang đảm nhiệm những cương vị chủ chốt ở các sở, phòng, ban. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bất thường này, trong đó có những nguyên nhân cố hữu như: Môi trường làm việc trì trệ, quan liêu, không có nhiều điều kiện, cơ hội để phát huy hết sở trường, năng lực; công tác tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng con người thiếu công khai, minh bạch, không dựa trên tiêu chí năng lực, còn nhiều uẩn khúc, tiêu cực…
Người ta kháo nhau ‘’Quy chế thực hiện kỷ cương hành chính và văn hóa công sở’’ liệu đạo đức, lối sống của công chức giảm được mấy phần trăm?
Pho Ama
0 comments:
Post a Comment